Tại hội nghị Bất động sản VRES 2021 do Batdongsan.com.vn tổ chức, các chuyên gia có niềm tin vào triển vọng tươi sáng hơn của ngành bất động sản và xây dựng sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.
Chung cưBRG Lê Văn Lương
CHung cưBRG 25 Lê Văn Lương
Chung cư Thanh Bình Garden
Triển vọng ngành bất động sản và xây dựng
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết có rất nhiều yếu tố hứa hẹn sự tăng trưởng của thị trường bất động sản trong tương lai. Cụ thể, nền kinh tế có thể phục hồi nhanh nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế Xã hội năm 2022-2023. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược cùng với pháp lý đã và đang được tháo gỡ (nghị định 148 năm 2020 về đất đai, nghị định 69 năm 2021 về cải tạo chung cư cũ, luật đất đai dự kiến sửa đổi năm tới, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thị hiếu khách hàng thay đổi sau dịch Covid-19… là những yếu tố tích cực thúc đẩy triển vọng ngành bất động sản và xây dựng trong tương lai.
Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh nguồn vốn bất động sản vẫn dồi dào. Trong đó, tính đến hết quý 3/2021 so với cuối năm 2020, nguồn vốn tín dụng bất động sản tăng khoảng 6%. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản là khoảng 2 triệu tỷ VND, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ của nền kinh tế; trong đó, theo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 36%.
Về nguồn vốn tư nhân, đến hết tháng 11/2021, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 6.700 doanh nghiệp, tăng 10,3%; vốn đăng ký 423.000 tỷ đồng, tạo ra 43.400 việc làm. Thị trường ghi nhận 1.250 doanh nghiệp hoạt động trở lại và 1.580 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Về nguồn vốn FDI, tính đến hết tháng 11/2021, tổng vốn đăng ký mới vào bất động sản đạt gần 2 tỷ USD (chiếm khoảng 11%), đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút FDI. Riêng góp vốn, mua cổ phần đạt 983 triệu USD (chiếm 22,4%). Về phát hành trái phiếu, tính đến hết tháng 11/2021, toàn thị trường phát hành 436 nghìn tỷ VND; trong đó doanh nghiệp BĐS xếp thứ 1 (chiếm 45%), thứ 2 là nhóm ngân hàng (chiếm 30%).
Những yếu tố trên góp phần khiến giá bất động sản hầu như không giảm, riêng bất động sản nhà ở còn tăng 5-9%, tùy địa bàn. Giá thuê bất động sản khu công nghiệp tăng từ 3-18%, tùy địa phương.
Ưu và nhược điểm của các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
Tiếp nối câu chuyện mạch vốn, ông Lê Vũ Trường, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Kế toán Tài chính, EY Đông Dương cho biết, theo VCCI và World Bank Group, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới 87% doanh nghiệp, chỉ có 11% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng và 2% doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực. Ông Trường nhấn mạnh các khó khăn lớn nhất doanh nghiệp phải đối mặt là tiếp cận thị trường và khách hàng, ảnh hưởng tới 50% doanh nghiệp; dòng tiền ảnh hưởng tới 46% doanh nghiệp, lực lượng lao động ảnh hưởng tới 38% doanh nghiệp, đứt gãy chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới 33% doanh nghiệp.